Mở đầu:
- Sau khi làm quen với PLC và Servo, lập trình viên có thể tìm hiểu thêm về
điều khiển phát xung để
điều khiển Servo
ở chế độ điều khiển vị trí. Ứng dụng trong các máy cắt bao bì, máy đóng gói,
máy phóng nguyên liệu, ...
- Với Servo, sẽ có tham số cho phép cài đặt hiệu chỉnh số xung / 1 vòng quay.
- PLC sẽ có lệnh phát xung với các tham số về tần số phát xung, số xung phát
ra.
Vấn đề điều khiển:
- Cài đặt Servo ở chế độ điều khiển vị trí: khi đó với mỗi 1 vòng quay của
Motor, bộ điều khiển - Drive của Servo sẽ quy thành số xung. Ví dụ là 160.000
xung/vòng quay. Điều này có nghĩa : PLC phát đủ 160.000 xung thì động cơ Servo
sẽ quay được đúng 1 vòng. Ở bài viết này, tôi chưa đề cập tới độ phân giải tức
là số xung của Encoder được gắn trên động cơ.
- Về tốc độ: tốc độ động cơ ở chế độ điều khiển vị trí sẽ được tính tương
đương với tần số phát xung của PLC. Chúng ta có thể dựa vào tần số + số
xung/ vòng để quy ngược lại thành tốc độ vòng/ phút của Motor, xem chi tiết
cách tính bên dưới.
Vấn đề lập trình PLC:
Sau đây, phòng kỹ thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina xin gửi tới quý khách và các bạn tham khảo phương pháp lập trình PLC phát xung điều khiển Servo:
Sau đây, phòng kỹ thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina xin gửi tới quý khách và các bạn tham khảo phương pháp lập trình PLC phát xung điều khiển Servo:
- Lệnh điều khiển phát xung:
( Do bố cục blog, hình ảnh sẽ được thu nhỏ, nếu quý vị và các bạn cần tham
khảo, xin vui lòng click lên hình ảnh để được xem với kích thước thực )
+ Trong hình trên:
P1 là chương trình con P1 tên do người lập trình đặt là AC Servo
M1000 là bit luôn ON khi PLC RUN - dùng để tạo điều kiện đầu vào cho câu lệnh,
tránh trường hợp vô điều kiện.
M13 là bit Rơ le phụ trong chương trình và được người lập trình đặt cho phép
thực hiện lệnh phát xung.
M10 là bit Rơ le phụ trong chương trình và được người lập trình đặt cho phép
chạy chế độ phát xung liên tục, không giới hạn số xung. ( Phát đủ xung, chương
trình sẽ khởi tạo lại bit M10 để lệnh phát xung nhận lần tiếp theo ).
M1029 là bit Rơ le trạng thái trong chương trình và được PLC tự động ON khi
lệnh phát xung phát đủ số xung đã yêu cầu ( Trong chế độ phát xung có giới
hạn) và không ON khi chạy liên tục.
M12 là bit Rơ le phụ trong chương trình và được người lập trình đặt cho chế độ
tự động.
Ở ví dụ lập trình trên, chúng ta chỉ quan tâm tới lệnh phát xung và bit báo
trạng thái phát xung hoàn thành.
+ Cách viết lệnh phát xung:
Trong cửa số soạn thảo chương trình theo dạng Ladder, người lập trình chỉ cần
gõ trực tiếp câu lệnh :
DPLSY D500 D510 Y0
+ Với ví dụ này:
- Cấu trúc lệnh phát xung DPLSY bao gồm:
chữ D nghĩa là dạng Double, các thanh ghi dữ liệu được sử dụng sẽ
ghép đôi trở thành thanh ghi lớn hơn.
Ví dụ trên: D500 là thanh ghi 16 bit với PLC Delta, khi dùng trong câu lệnh có
Double sẽ được ghép chung với 1 thanh ghi phía sau là D501 trở thành thanh ghi
32 bit. Khi đó D501 và D500 sẽ trở thành 1 thanh ghi và được chia làm 2 phần
chứa trong D501 và D500 dưới dạng byte thấp và byte cao.
- Chữ PLSY là ký hiệu của lệnh phát xung vuông trong PLC với ngõ ra Y.
- D500-D501 ( Double) : Là thanh ghi chứa giá trị của tần số phát xung, tính theo đơn vị Hz dạng số nguyên.
- D510-D511 ( Double) : Là thanh ghi chứa số xung sẽ phát ra tại ngõ ra phát xung.
- Y0 là địa chỉ của ngõ ra Y0, nơi mà xung sẽ được phát ra. Tùy theo loại PLC mà lựa chọn ngõ ra phát xung được quy định trong tài liệu.
- M1029 là bít báo trạng thái của PLC: Khi M1029 ON, có nghĩa là lệnh phát xung ở ngõ ra Y0 đã phát đủ số xung trong thanh ghi D510-D511.
- Nếu D510-D511 = 0, khi đó PLC sẽ không hiểu theo nghĩa số xung phát ra = 0. PLC sẽ hiểu ngược lại là phát xung liên tục, không giới hạn.
Chú ý:
với mỗi loại PLC sẽ bị giới hạn tốc độ phát xung và số ngõ ra cho phép
phát xung khác nhau. Người lập trình cần đọc kỹ tài liệu của PLC khi lựa
chọn.
Tham khảo:
DVP14SS211T : phát xung 10kHz
DVP12SC11T : Phát xung 100kHz
DVP28SV11T : phát xung 200kHz
.....
Ngoài ra cần phải chú ý, với ngõ ra phát xung, PLC được chọn phải là dạng
ngõ ra Transistor, tuyệt đối không phải Relay.
Khi nào thì lệnh phát xung có tác dụng ?
Khi điều kiện lập trình đạt yêu cầu, xem hình ví dụ bên dưới:
Khi M111 ON, và giá trị D500 ( 16 bít, không phải Double 32 bit ) được đặt,
lệnh phát xung sẽ có tác dụng, ngõ ra Y0 sẽ có một chuỗi xung vuông đến khi số
xung phát ra bằng với thanh ghi D510. Và nếu D510 = 0 thì lệnh phát xung sẽ
tạo ra một chuỗi xung liên tục đến khi bit M111 được OFF.
Ở đây tần số phát xung là D500 = 100Hz.
Làm sao để biết PLC đã phát xung hoàn thành, kết thúc:
Như đã nêu ở trên, bit M1029 sẽ báo trạng thái kết thúc lệnh phát xung khi số
xung là 1 số khác 0 và bằng với giá trị lưu trong thanh ghi chứa số xung phát
ra ( D510 ).
Lập trình viên có thể lập trình kiểm tra trạng thái của bit M1029 để xác
nhận việc phát xung đã kết thúc.
Ví dụ khi lập trình máy cắt bao bì, với chiều dài túi tương đương với 5000
xung, chúng ta dùng lệnh trên và nạp giá trị phát xung là K5000 vào thanh
ghi D510, tốc độ tùy theo yêu cầu và quy thành Hz nạp vào thanh ghi D500.
Khi nạp xong giá trị, Set ON bit M111, PLC sẽ thực hiện phát xung ở ngõ ra
Y0, và khi phát đủ 5000 xung tương đương với chiều dài bao bì, Bit M1029 sẽ
ON. Lúc này dùng logic lập trình để hủy phát xung <=> Set OFF M111, và
thực hiện bước tiếp theo như ra lệnh cắt bao bì, thổi túi, ...
Cách lập trình tính toán chiều dài thực tế và quy thành chiều dài trên
PLC
Chúng ta đã được biết, với ví dụ là tham số đặt số xung / vòng quay là 5000
xung. Đây là 1 điều kiện cần để tính toán chiều dài thực tế.
Sau khi có đầy đủ phần cơ khí, chúng ta cần tính thêm và phải đo thực tế hoặc
tính toán thiết kế ngay từ ban đầu như sau: số mm / vòng quay của trục động cơ
Servo. Tức là khi trục động cơ quay 1 vòng, phần dịch chuyển của máy di chuyển
1 chiều dài bao nhiêu? Giả sử là 25mm/ vòng quay.
Từ đó ta có công thức tính ứng với chiều dài dịch chuyển là 50cm <=>
500mm là :
Số xung cần phát = ( chiều dài đặt )
/ ( chiều dài / vòng quay ) x ( số xung / vòng quay )
=> Số xung cần phát = 500 / 25 x 5000 = 100 000
xung.
Vậy chỉ cần viết lệnh phát đủ 100.000 xung thì động cơ sẽ quay và làm máy dịch
chuyển 50cm.
Có một mẹo khi lập trình với số nguyên Int mà không muốn chuyển sang số
thực Real là: thực hiện phép nhân trước và phép chia sau. Vì nếu thực hiện
phép chia số nguyên, phần dư sẽ bị cắt bỏ. Khi đó càng về sau, sai số càng
lớn.
Với việc đo thực tế, sẽ có sai số nhất định nhưng sẽ khiến việc thiết kế cơ
khí không cần tính toán chi tiết tỷ số truyền của phần truyền động. Để lấy
thêm độ chính xác, chúng ta có thể quy chiều dài ra giá trị nhỏ hơn. Sau kết
quả thu được, chúng ta sẽ quy đổi về Cm hoặc mm tùy theo yêu cầu.
Cách lập trình tính toán tốc độ thực của
Motor Servo theo tần số phát xung:
- Giả sử chúng ta phát xung với tần số 100Hz.
- Giả sử tốc độ định mức của động cơ là 3000 vòng/ phút, và tham số đặt số
xung / vòng quay là 5000 xung/vòng quay.
=> Tính tốc độ động cơ tại tần số 100Hz ?
Cách tính như sau:
100Hz <=> 1 giây phát 100 xung => 1 phút phát số xung là : 100 x 60 =
6000 xung
=> số vòng quay / phút ở 100Hz là : 6000 / 5000 = 1.2 Vòng / Phút
Tại sao lại phải quan tâm tới tốc độ định mức của Motor khi thực hiện
lệnh phát xung điều khiển ???
Giả sử với tốc độ 3000 vòng / phút, 5000 xung / vòng quay
=> số xung cần phát trong 1 phút là : 3000x5000 = 15.000.000 xung
=> số xung cần phát trong 1 giây là : 15.000.000 / 60 = 250.000 xung
=> Tần số phát xung để đạt tốc độ 3000 vòng/ phút là : 250.000 Hz = 250kHz
Vậy nếu chúng ta phát tần số > 250kHz, nghĩa là Drive sẽ nhận quá số xung
định mức / giây => không điều khiển được, gây giật động cơ, có thể bị mất
xung gây sai số về vị trí đã tính toán.
Tốc độ phát xung có ảnh hưởng gì tới lựa chọn PLC ???
Với mỗi loại PLC sẽ được thiết kế đặc biệt cho ngõ ra phát xung. Số lượng ngõ
ra phát xung và tốc độ ( tần số ) ngõ ra tỷ lệ thuận với giá thành sản phẩm và
hiệu quả của hệ thống.
Giả sử chúng tay chỉ cần phát 5kHz, khi đó chỉ cần lựa chọn PLC có tốc độ phát xung > 5kHz.
Ví dụ: DVP14SS211T : phát xung 10kHz
Hoặc nếu lựa chọn PLC phát xung tốc độ thấp khi cần tới tốc độ cao hơn sẽ không thể đáp ứng.
Giả sử chúng tay chỉ cần phát 5kHz, khi đó chỉ cần lựa chọn PLC có tốc độ phát xung > 5kHz.
Ví dụ: DVP14SS211T : phát xung 10kHz
Hoặc nếu lựa chọn PLC phát xung tốc độ thấp khi cần tới tốc độ cao hơn sẽ không thể đáp ứng.
Nếu chúng ta lập trình phát với tốc độ cao hơn tốc độ cho phép của PLC
theo các cách tính ở trên, dẫn tới ngõ ra phát xung không đáp ứng được và có
thể gây mất xung.
Sự khác nhau cơ bản giữa ngõ ra phát xung tốc độ cao và ngõ ra không phát
xung hoặc tốc độ thấp ???
Ngõ ra phát xung được thiết kế bằng các linh kiện bán dẫn có tốc độ đóng cắt
cao như Transistor trường ( Như Mos FET, ... )
Ngõ ra không có khả năng phát xung tốc độ cao như ngõ ra dạng Relay - do đáp
ứng cơ cấu cơ khí chậm và tuổi thọ cơ khí khi đóng cắt nhanh là không cao gây
lên việc không thể phát với tốc độ quá cao và không nên dùng để phát xung liên
tục dù tốc độ thấp. Chu kỳ có thể là 1 hoặc nhiều hơn 1 giây nhưng vẫn gây
giảm tuổi thọ đáng kể của Relay.
Ngõ ra không có khả năng phát xung tốc độ cao nhưng vẫn cho phép phát ở tốc độ
thấp hơn bằng các lệnh tương tự, đó là ngõ ra dạng Transistor lưỡng cực BJT.
Các kiến thức về phần cứng - điện tử , các bạn vui lòng trao đổi trực tiếp
hoặc tìm hiểu qua mạng và sách vở.
Chú ý:
Bài viết này có thể ứng dụng trong lập trình PLC Mitsubishi điều khiển Servo hoặc quý khách có thể tham khảo bài viết về lập trình PLC Mitsubishi điều khiển Servo MR-J2S.
Các bài viết cần dẫn nguồn tác giả, vui lòng tôn trọng bản quyền. Chúng tôi sẽ báo cáo với google nếu bài viết của các bạn không dẫn nguồn tác giả, sử dụng với mục đích quảng cáo riêng.
Bài viết này có thể ứng dụng trong lập trình PLC Mitsubishi điều khiển Servo hoặc quý khách có thể tham khảo bài viết về lập trình PLC Mitsubishi điều khiển Servo MR-J2S.
Các bài viết cần dẫn nguồn tác giả, vui lòng tôn trọng bản quyền. Chúng tôi sẽ báo cáo với google nếu bài viết của các bạn không dẫn nguồn tác giả, sử dụng với mục đích quảng cáo riêng.
Biên soạn : Nguyễn Bá Quỳnh - CN Điện tử - tự động hóa.
Ngày 30/03/2013
Delta và Mitsubishi không khác nhau là mấy, hình như có sự giao lưu công nghệ giữa hai hãng phải không bác?
Trả lờiXóaBài viết rất cụ thể và tỉ mỉ cho người mới bắt đầu tìm hiểu. Thanks bác.
anh Quỳnh cho em hỏi về điều khiển AC servo nếu chỉ phát xung điều khiển để đạt một quãng đường cụ thể tương ứng với số xung phát ra, vậy nếu không đọc xung phản hồi từ encodor thì có câu lệnh nào đọc được số xung đã phát ra để điều khiển servo không ạ, bài toán này em muốn dò quang đường đi được của động cơ ạ, nhưng em không đọc xung phản hồi từ encodor,
Trả lờiXóaLệnh phát xung có 2 trường hợp ở vấn đề này.
Xóa1. Nếu phát xung theo số xung đặt trước, thì khi phát đủ xung chính là lúc bằng số xung đặt.
2. Nếu phát xung dừng vị trí bất kỳ khi có điều kiện dừng, số xung sẽ được lưu vào thanh ghi đặc biệt của PLC. Tuỳ từng PLC sẽ có thanh ghi tương ứng.
a có thể cho em sơ đồ kết nối plc với bộ điều khiển sevor và với đồng có được ko ah
Xóaa có thể cho em sơ đồ kết nối plc với bộ điều khiển sevor và với đồng có được ko ah
XóaBạn dùng thiết bị nào? Cụ thể là model nào sẽ có sơ đồ cho loại đó.
XóaE có con secvo mr j2 s. E cài tham số p03/p04 dựa theo tỷ lệ 17 bit 131072. E chia ra và cài. Chọn duợc tỷ lệ số xung/ 1 vòng quay. Nhưng e cho chạy nhiềi vòng 1000 vòng thì vẫn bị sai vị trí một chút. E khắc phục ntn vậy a. E cảm ơn
XóaNhiều nguyên nhân lắm em. Có thể do nhiễu, do tần số xung, do đấu không đúng sơ đồ, ...
Xóachào anh Nguyễn Quỳnh . Em đang làm việc ở công ty trong kcn Tân Tạo , hiện tại em đang định chế 1 máycắt dây sử dụng servo delta khoảng 200 đến 400w , số liệu nhập từ màng hình HMI , A có thể giúp e được không ạ
Trả lờiXóaBạn cần mình hỗ trợ phần nào ?
XóaChào A Quỳnh
Trả lờiXóaA cho e hỏi là encoder 17 bit nghĩa là bao nhiêu xung. Có phải là 131072 xung không ạ. Động cơ e sử dụng là loại 2000v/p , qua hộp giảm tốc 10/1. Đầu ra phát xung của PLC sử dụng có giới hạn là 100khz. Vậy nếu đạt tới ngưỡng 100khz thì servo chỉ quay được với tốc độ gần 46v/p. Vận tốc trục sx có 4.6 v/p e tính vậy có đúng không. Giờ muốn tăng tốc độ lên thì có cách nào xử lí không. Thay encoder khác có được không. Mong a chỉ giúp ạ.
Encoder đó là phần phản hồi xung về Drive. Thực tế drive có thể đạt 160.000 xung / vòng quay. Đó là giới hạn lớn nhất, chúng ta có thể cài đặt bộ chia điện tử bên trong Servo để giảm số xung / vòng quay khi phát xung điều khiển.
XóaGiả sử với tốc độ phát xung 100kHz => Có 100k xung / s
Muốn quay 2000 vòng / phút => ~33.3 vòng / s
=> Cài xuống 3000 xung / vòng sẽ đạt được 2000 vòng / phút
Anh ơi cho em hỏi với ạ!
Trả lờiXóaEm đang cần sử dụng plc misubishi điều khiển động cơ sevo.
Nhưng không biết là nó điều khiển được quãng đường dài nhất bao nhiêu mét.
Em đang cần điều khiển khoảng 5m.
Vậy mình có cài đặt được số xung max nhất cho 5m trong plc không ạ?
Bạn tính như sau:
XóaSố xung / vòng là bao nhiêu? Giả sử là N xung.
Quãng đường di chuyển / 1 vòng quay.
Từ đó tính ra số xung cần phát để chạy cho quãng đường 5m.
----------------------
Số xung lớn nhất PLC có thể phát là bao nhiêu? => gần như chưa ai dùng hết được. Lý do:
thanh ghi sử dụng là 32 bit => Số lớn nhất là 2^32, tương đương khoảng 4,29 tỷ.
Em cần học lập trình HMI anh có thể giúp em được không tranloi76@gmail.com
Trả lờiXóaEm vào trang http://www.manhinhhmi.com/ để tải tài liệu nhé.
XóaE chào a quỳnh.
Trả lờiXóaHiện tại em đang tìm hiểu về động cơ ac servo . Cụ thể là của yakawa sgdm 30a. Cài đặt chạy jog thì ok .nhung em vẫn chưa hiểu kết nối ngoại vi chạy thì làm sao để điều khiển.tin hiệu start/stop ra sao .anh có tài liệu cho em xin với. Của hãng khác cũng dc.
Email nguyenvanhoa0790@gmail.com
Thanks
Tùy theo chế độ điều khiển thôi bạn ơi. Ví dụ:
XóaSpeed: điều khiển theo tốc độc, ngõ vào analog 0~10V.
Position: điều khiển theo vị trí, bạn phát xung vào, 1 xung là 1 bước dịch chuyển của động cơ servo.
Ngoài ra các tín hiệu khác gồm: Kích hoạt servo ON, sẵn sàng chạy, kích hoạt chế độ dừng khẩn, ...
Em cảm ơn.
XóaA cho e hỏi thêm là nếu ở chế độ điều khiển vị trí . Em phát xung tốc độ cao đưa ra đầu ra plc . Vậy xung này có đưa trực tiếp vào driver servo dc không.hay phải cho qua một modul chuyển đổi nào đó.
Tùy theo loại Drive Servo. Xung này đưa trực tiếp nếu nguồn tương thích 24VDC. Hoặc đưa qua điện trở nếu Servo yêu cầu. Xem trong tài liệu Servo sẽ có sơ đồ đấu nối.
XóaE chào A.Quỳnh
XóaE dùng lệnh phát xung "PLSY", "DDRVI", "DDRVA" dành cho plc fx1n-40mt. E chạy mô phỏng mà không thấy output "Y000" on, e đã đổi tần số phát xung, số xung phát các kiểu nhưng không được. E thiếu lệnh gì đó kèm theo phải không ạ. Và làm cách nào để on, off bít đảo chiều "y002".Mong anh chỉ giúp ạ
Phải có phần cứng nhé. Các lệnh phát xung khi mô phỏng không có phần cứng sẽ không thể hiện được.
XóaĐảo chiều thì tùy lệnh, nếu sử dụng PLSY thì muốn đảo chiều, chỉ cần ON như một ngõ ra thông thường.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaChào anh Quỳnh.
Trả lờiXóaHiện em đang sử dụng bộ driver của vexta (5phase driver UDX5114) và một động cơ step 5 phase DC 1.4A 0.72độ/step (model UPH596-A)và bộ lập trình điều khiển là PLC Mitsubishi FXon-60MT-D. Vấn đề của em là:
1. Em dùng lệnh suất xung là [PLSY K1000 K5000 Y0] thì động cơ chạy đúng bước nhưng khoảng 5 phút sau thì động cơ bắt đầu nóng.
2. Em dùng lệnh suất xung là [PLSY K2000 K5000 Y0] thì động cơ chạy lệch bước và khoảng 5 phút sau thì động cơ bắt đầu nóng.
Anh có thể giúp em hướng khắc phụ tình trạng trên không anh. Em chân thành cám ơn
Anh thử xem có nút AHO không? gạt nó sang ON. Loại này bên em chưa xài nên cũng chưa cụ thể được vấn đề.
XóaBạn cho mình hỏi là các dầu vào JOP và DOG trong bộ driver có chức năng gji vậy
Trả lờiXóaAnh đang dùng loại Driver nào vậy ?
XóaAnh Quynh cho em hoi,em dang tim hieu ket noi plc delta voi servo delta de cai thong so cho servo,anh co tai lieu kham khao nao khong anh,thanks
Trả lờiXóakết nối để cài thông số là sao vậy?
XóaChào Anh Quỳnh!
Trả lờiXóaHiện tại em đang dùng con plc dvp 12sc điều khiển con ac servo ecma e31310ps quay thuận ngược nhưng không biết sử dụng lênj gì để suất xung điều khiển cho nó anh có thể tư vấn giúp em được không ạ. Mail của em tuanlt10@gmail.com. Cảm ơn anh rất nhiêu!
Ơ thế bạn chỉ vào bình luận mà không đọc bài viết sao? Trên là bài viết hướng dẫn từng lệnh điều khiển cho Servo, bạn copy đúng như vậy là đủ.
XóaLập trình cho servo chạy phóng đúng chiều dài thi quá đơn giản. Khó nhất là chương trình điều khiện servo chạy ở chế độ sensor màu. không biết a Quỳnh đã viết được chưa
Trả lờiXóaAuto Vina đã làm nhiều rồi bạn nhé. Bạn có thể đọc bài Máy cắt dán 3 biên. Không những điều khiển 2 Servo ở chế độ vị trí, đồng tốc và bù chiều dài mà còn phải dừng chính xác khi phát hiện điểm màu được lựa chọn trước đó. Ngoài ra trên một bao bì loại đẹp, bắt mắt thì có rất nhiều điểm màu can nhiễu, bên mình đã xử lý thành công cho khách hàng.
XóaEm có sửa vài bộ driver servo nhưng không có PLC để điều khiển (Motor và nguồn có đầy đủ). E muốn dùng IC vi điều khiển để lập trình VD PIC để tạo tín hiệu điều khiển. Nhưng chưa rõ kiểu cách của tín hiệu như nào nên thử máy không chạy. E muốn tạo xung để điều khiển motor chạy nhanh - chậm, quay phải-trái.
Trả lờiXóaBác đã làm cho em xin tí chỉ dẫn, thanks
VD: đây là 1 board e sửa http://www.a-m-c.com/download/datasheet/12a8.pdf
Xung vuông là được. Tần số càng cao thì tốc độ càng nhanh.
XóaXin chao a quynh!cho e hoi ti, e dang sai servo kinco 400w modelCD420 Hien tai khi dong co ko chay minh nắm đầu trục motor xoay qua lai thi motor co bi dich chuyen va driver báo tốc độ lên 3, nhu vay sẽ dẫn đến dừng ko chính xac. do minh cai thong so cho no phai ko ah? A co biet thong so bao nhieu ko ah? Va driver kinco dag su dung dieu khien xung pul-va DiR- khong biet minh thay servo cua delta duoc ko a? Thanks
XóaChào bạn !
XóaKhi servo có lệnh ON - Ready, motor sẽ được khóa bằng lực từ. Bạn kiểm tra lại Servo đã ON chưa? Cài đặt moments quán tính đã đủ lớn chưa? Nếu cả hai điều này bình thường thì reset và thực hiện lại hoặc Servo đã hỏng.
Pulse - và Dir - thì servo nào cũng có nhé.
XóaDạ e! cám ơn a nhiều!
Trả lờiXóaCho e hoi ti nua nhe.minh kich xung vao chan pul-thi chạy thuận,con kich vao chan Dir-thi chạy ngược phải không a? Va muon dieu khiển kiểu này thì phải cài thông số cho phù hợp phai khog ah?
Trả lờiXóaCác hãng khác thì tùy theo cài đặt. Bạn có thể chọn 2 cổng phát xung hoặc chỉ một cổng phát xung, còn 1 cổng khi đảo trạng thái sẽ đảo chiều.
XóaThanks a!
XóaCho em hỏi là nếu động cơ đang chạy thì mất điện vậy thì khi có điện thì động cơ có tự về vị trí gốc hay là mình phải dùng lệnh,và nếu có thì dung lệnh gì vậy. Em xin chân thàn cảm.
Trả lờiXóaChào bạn. Sử dụng PLC lập trình thì hoàn toàn phụ thuộc người lập trình. Động cơ không thể tự về vị trí gốc. Bạn phải tự xác định vị trí gốc - có thể là một cảm biến để điều khiển động cơ quay lại vị trí nhận được cảm biến.
Xóasao mình lặp trình phần tính số xung lại bị sai vậy anh ơi. nhân chia ko đúng gì hết. help me
Trả lờiXóaSai là sai thế nào em ? Anh đâu nhìn thấy gì mà trao đổi với em được.
Xóaanh Quỳnh ơi.cho em hỏi chút ạ. em đang dùng 1 con PLC KV-700 điều khiển 2 động cơ servo keyence. em tìm cách lệnh phát xung như anh nói ở trên nhưng không thấy ạ. anh có thể chỉ cho em lệnh phát xung và phần cứng kết nối như thế nào không ạ. em cảm ơn a
Trả lờiXóaEm tìm trong tài liệu lệnh PLS sẽ thấy có rất nhiều lệnh phát xung liên quan như : PLSOUT.
XóaE chào a
Trả lờiXóaE đưa xung điều khiển vào servo yakawa sgdm 30da . Theo đúng sơ đồ kết nối với nguồn 24v qua trở 2.2k . 7.11 nối đến 2.2k . Xung đk vào 8 và 12 servo chạy êm .nhung trở 2.2k nối chân 7 và 11 đến 24v lại rất nóng . Trở e nối mỗi chân 1 con riêng . Vậy là sao vậy a?
Chào bạn !
XóaCó 1 trong 2 nguyên nhân :
- Trị số điện trở.
- Trị số công suất.
=> Nếu trị số về điện trở đã đúng với tài liệu là 2.2k thì cần thay loại điện trở có công suất lớn hơn. Giải pháp tạm thời có thể nối song song 2 điện trở 4.7k để có giá trị khoảng 2.3k. Lúc này mỗi điện trở sẽ gánh 1/2 dòng điện.
Em cảm ơn a . e đã nối song song 4 điện trở 10k để lấy 2.5k rồi motor chạy bình thường nhưng khi kiểm tra điện trở vẫn hơi ấm .Mà công suất tính toán nhỏ hơn 0,5w , nối song song 4 trở 10k 1/4w tính toán ra công suất trở chịu được cũng rơi vào 1w rồi như vậy thì bình thường là không cảm giác gì mới đúng chứ . Nếu bị như vậy chạy lâu dài thì không yên tâm lắm lỡ hỏng mất main đk servo thì cũng mệt . A có giải pháp nào giúp em với . Mà nối trở công suất cao quá thì em sợ xung xuất ra dòng không đủ ...Mong anh giúp đỡ ...
XóaChuyện điện trở phát nhiệt là bình thường không đáng ngại. Điều quan trong là bạn kiểm tra xem đã đúng sơ đồ và yêu cầu kỹ thuật chưa.
XóaTrường hợp đã đúng hết mà vẫn không yên tâm thì buộc phải thử với một servo drive khác cùng mã hàng để kiểm chứng lại.
Anh cho em hỏi chút với ak.
Trả lờiXóaAnh chỉ dẫn cho em cách đảo chiều quay của servo với ạ.
Anh chỉ dẫn em cách đảo chiều quay động cơ servo với ạ.
Trả lờiXóaTuỳ chế độ điều khiển. Nếu là phát xung thì phát xung chạy thuận và phát xung chạy ngược hoặc sử dụng 1 chân làm tín hiệu đảo chiều.
XóaChào anh Quỳnh. Anh có thể cho em hỏi, giả sử động cơ servo ac của em quay 1 vòng hết 10 xung, tức là 1 xung động cơ quay được 36 độ. Làm thế nào để điều khiển 1 xung động cơ quay 30 độ thôi ạ, em phải thay đổi giá trị gì của xung phát ra anh.
Trả lờiXóaĐiều này là không thể lập trình gì hết. Vì độ phân giải của em quá thấp. Nếu muốn thì phải thay đổi lại số xung / vòng. Thường Servo và Step có tỷ lệ rất cao. Không có chuyện 10 xung như vậy đâu. 10 Xung thì không tính được giá trị nhỏ.
Xóaah cho em hỏi công thức tính tóc độ lớn nhất của động cơ được ko ạ.PLC của em phát ra 100khz xung/s.động cơ quoay 3000 vong/p.em tính ra thì cứ xuất 2000 xung thì động cơ quay 1 vòng.vật đi đc 20mm.vậy để tính vận tóc thì dùng công thức nào để tính ạ
Trả lờiXóaVận tốc vòng / phút = tần số phát xung / số xung 1 vòng X 60 giây.
XóaHi A Quỳnh cho em hỏi chút bên A có bán hay biết ai bán boa chuyển từ xung qua áp ko vậy A .chước đây hay kiếm được boa positionpack 10 cua yaskawa nay khó kiếm quá. 0933731688.Thanks A Quỳnh .
Trả lờiXóaEm chào anh quỳnh.
Trả lờiXóaEm dùng servo mitsubishi MR-JN-A em chạy chế độ position control mode thi parameter nên cai những thông số nào. Em xin cảm ơn anh.
Em tham khảo loại này xem sao :
Xóahttps://www.servomitsubishi.com/2017/05/cai-dat-servo-mr-je-dieu-khien-vi-tri.html
Anh Quỳnh ơi anh giúp em 1 chút ạ, e dùng FX2N-4A/d chọn mode 4-20ma phân giải 0-100 dọc tín hiệu analog từ cảm biến áp suất dải 0-6 bar, e gặp khó ở phần tính toán out ra giá trị áp suất thực tế hiển thị HMI. Mong anh giúp em với ạ
Trả lờiXóaThanks Anh !
Lập hàm quy đổi thôi em. 0~1000 tương ứng 0~6bar => giá trị hiển thị = giá trị đọc được x 6 / 1000.
XóaAnh Quỳnh ơi anh giúp em 1 chút ạ, e dùng FX2N-4A/d chọn mode 4-20ma phân giải 0-100 dọc tín hiệu analog từ cảm biến áp suất dải 0-6 bar, e gặp khó ở phần tính toán out ra giá trị áp suất thực tế hiển thị HMI. Mong anh giúp em với ạ
Trả lờiXóaThanks Anh !
Lập hàm số y = ax + b. Nếu trùng gốc 0 thì y = ax. Như vậy chỉ cần phép nhân là xong.
XóaAnh quỳnh oi servo delta máy cài hợp số điện tử p1.45 là4695 vậy minh tính ra sao đe có so này vậy anh
Trả lờiXóaP1.44/P1.45 là hệ số chia điện tử, mặc định Delta cho B2 là 16/10 tương ứng 100.000 xung/vòng quay. Em cần bao nhiêu xung/vòng thì thay đổi lại tỷ lệ này.
Xóa