CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN AUTO VINA .Hotline0978.706.839 / 0973.751.553 Email: autovinaco@gmail.com
Địa chỉ: Thôn Hạ, Xã Đông Dư, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. PGD: Số nhà 7, dãy 5, tổ dân phố số 12, Phường Phúc La, Quận Hà Đông,TP. Hà Nội .Hotline0978.706.839 / 0973.751.553 Email: autovinaco@gmail.com
Trao đổi trực tuyến - Chia sẻ kiến thức - Hợp tác phát triển
Module DVP04DA-SL chuyển đổi tín hiệu Digital thành tín hiệu Analog cho PLC Delta.
DVP04AD-SL module xuất 4 tín hiệu tương tự dạng điện áp và dòng điện tuyến tính mA ghép bên trái PLC Delta.
Thông số kỹ thuật :
Điện áp nguồn cung cấp:
24VDC (-15% ~ +20%) / 3.5W
Có thể dùng loại nhỏ gọn như DVPPS01(PS02): input 100-240VAC, output 24VDC/1A(PS02: 2A)
Tích hợp 4 ngõ ra điện áp và dòng điện tuyến tính - analog output : tương thích nhiều dải tín hiệu phù hợp điều khiển biến tần, servo, bộ gia nhiệt, điều khiển valve tuyến tính, vale tỷ lệ, điều khiển các cảm biến công nghiệp, thay đổi tốc độ động cơ, ...
Mode 0 (H’0000): Voltage output ( ±10V)
Mode 1 (H’0001): Current output (0 ~ +20mA)
Mode 2 (H’0002): Current output (+4 ~ +20mA)
Mode 3 (H’0003): Voltage output (0V ~ 10V)
Mode -1 (H’FFFF): All channels are unavailable
Độ phân giải :
Chế độ điện áp ±10V : 16 bits, giá trị số tương ứng ±32,000. Voltage output: 1LSB = 10V/32,000 = 312.5μV.
Chế độ dòng điện : 15 bits. Current output: 1LSB = 20mA/32,000 = 625nA.
0 ~ 20mA tương ứng với 0 ~ 32,000.
4 ~ 20mA tương ứng với 0 ~ 32,000.
Sử dụng cho các model PLC Delta dạng Slim có hỗ trợ cổng kết nối bên trái như :
DVP-SE : DVP12SE11T, DVP12SE11R
DVP-SV và DVP-SV2 : DVP28SV11T, DVP28SV11R, DVP28SV11T2, DVP28SV11R2.
DVP-SA2 : DVP12SA211T, DVP12SA211R ( không sử dụng được cho DVP28SA211T và DVP28SA211R ).
Module analog output PLC Delta DVP04DA-SL
Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina là đơn vị nhập khẩu và phân phối sản phẩm PLC Delta tại Việt Nam. Chúng tôi là đại lý bán các loại PLC Delta, màn hình HMI Delta, biến tần Delta, AC Servo Delta với giá tốt nhất, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật miễn phí. Hotline kinh doanh : 0973.75.15.53 Mr Hưng
Module DVP04AD-SL chuyển đổi tín hiệu Analog thành tín hiệu Digital gắn bên trái dùng cho PLC Delta các dòng Slim chuyên dụng như DVP12SE11T, DVP12SE11R, DVP28SV11T, DVP28SV11R, DVP28SV11T2, DVP28SV11R2, DVP12SA211T, DVP12SA211R.
Thông số kỹ thuật :
Điện áp nguồn cung cấp: 24VDC, tương thích với các module nguồn : DVPPS01(PS02): input 100-240VAC, output 24VDC/1A(PS02: 2A).
Tích hợp 4 ngõ vào tương tự - analog input với nhiều chế độ điện áp và dòng điện :
Mode 0 (H’0000): Voltage input (±10V)
Mode 1 (H’0001): Current input (±20mA)
Mode 2 (H’0002): Current input (0~+20mA)
Mode 3 (H’0003): Current input (+4~+20mA)
Mode 4 (H’0004): Voltage input (±5V)
Mode 5 (H’0005): Voltage input (0V~+5V)
Mode 6 (H’0006): Voltage input (1V~+5V)
Mode -1 (H’FFFF): Channel 1 unavailable
Độ phân giải :
Chế độ điện áp Voltage input : 16 bit, giá trị số ±32,000, 1LSB=10V/32,000=312.5μV.
Chế độ dòng điện Current input :
±20mA : 16 bit, giá trị số ±32,000.
0 ~ 20mA hoặc 4 ~ 20mA : 15 bit, giá trị số 0 ~ 32,000, 1LSB=20mA/32,000=625nA.
DVP-SA2 : DVP12SA211T, DVP12SA211R ( không sử dụng được cho DVP28SA211T và DVP28SA211R ).
Module analog PLC Delta DVP04AD-SL
Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina là đơn vị nhập khẩu và phân phối sản phẩm PLC Delta tại Việt Nam. Chúng tôi là đại lý bán các loại PLC Delta, màn hình HMI Delta, biến tần Delta, AC Servo Delta với giá tốt nhất, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật miễn phí.
Hướng dẫn lập trình màn hình cảm ứng HMI Delta DOP-110CS tự động chuyển trang màn hình cảnh báo lỗi.
Lập trình PLC Mitsubishi FX3U-16MT hiển thị trạng thái lỗi theo tín hiệu lên HMI Delta 10 inch DOP-110CS.
Tài liệu hướng dẫn lập trình HMI Delta điều khiển tự động hiển thị trang màn hình cảnh báo lỗi, cảnh báo dừng khẩn theo tín hiệu PLC Mitsubishi.
Lập trình HMI Delta tự động hiển thị trang báo lỗi theo tín hiệu PLC Mitsubishi
Đề bài đặt ra : " Làm sao để màn hình HMI Delta tự động hiển thị một trang màn hình tương ứng khi tác động một ngõ vào của PLC Mitsubishi ? "
Đề bài trên là một yêu cầu thực tế được vận dụng nhiều trong các bài toán như :
Hiển thị cảnh báo lỗi hệ thống : báo lỗi động cơ, báo trạng thái tín hiệu quá nhiệt độ, cảnh báo hệ thống đang dừng khẩn, ...
Tự động chuyển trang màn hình tương ứng với từng giai đoạn trong chu trình vận hành hệ thống tự động.
Khóa trang màn hình khi máy chạy đủ sản phẩm đặt ra giúp người vận hành kiểm soát tốt hơn quá trình chạy máy.
Sau đây Phòng kỹ thuật Công ty AUTO VINA xin gửi tới quý khách hàng và các bạn kỹ thuật đang tìm hiểu về HMI Delta, PLC Mitsubishi tài liệu và video hướng dẫn thực hành lập trình PLC Mitsubishi điều khiển thanh ghi tự động chuyển đổi trang hiển thị trên màn hình HMI Delta như sau :
I. Thiết bị cần để thực hành :
Trong bài viết và video này, Auto Vina chỉ cần sử dụng hai thiết bị chính kèm phụ kiện :
Màn hình cảm ứng HMI Delta DOP-110CS, kích thước 10.1 inch, hỗ trợ RS-422 kết nối PLC Mitsubishi, phiên bản DOP-100 Series.
PLC FX3U-16MT hãng Mitsubishi.
Cable kết nối RS422 giữa màn hình HMI Delta và PLC Mitsubishi ( Auto Vina đã từng chia sẻ video clip hướng dẫn tự hàn cable kết nối này ).
Nút nhấn thường mở NO, nút nhấn thường đóng NC.
Cable lập trình PLC Mitsubishi USB-SC09
Cable lập trình HMI Delta qua cổng USB giống máy in.
II. Phần mềm lập trình PLC Mitsubishi và HMI Delta. 1. Phần mềm lập trình PLC Mitsubishi :
Sử dụng một trong hai phiên bản có hỗ trợ lập trình PLC FX3U :
Phần mềm lập trình cho màn hình cảm ứng HMI Delta, quý khách hàng và các bạn tải theo link bên dưới : Màn hình DOP-110CS sử dụng phiên bản DOPSoft Version 4, phiên bản hiện tại 4.00.06 :
III. Video clip hướng dẫn thực hành lập trình màn hình HMI Delta DOP-110CS kết nối PLC Mitsubishi tự động chuyển trang và hiển thị trạng thái theo ngõ vào PLC Mitsubishi FX3U-16MT .
Bài viết gốc : https://www.manhinhhmi.com/2019/11/lap-trinh-HMI-Delta-chuyen-trang.html Lưu ý : Bài viết thuộc bản quyền của tác giả. Vui lòng không sao chép nội dung để quảng cáo riêng ! ( Với các bạn cùng làm dịch vụ bán hàng, nếu bạn giỏi hãy tự làm ra những bài viết hữu ích cho khách hàng của bạn được tham khảo nhiều hơn nữa, xin đừng ăn cắp công sức của người khác ).
TÀI LIỆU KỸ THUẬT | CÁCH lập trình kết nối PLC Delta với module analog DVP06XA-S và DVP06xa-s2
Lập trình PLC Delta ghép nối module DVP06XA-S DVP06XA-S2
Mở đầu :
Ở bài viết trước, bộ phận kỹ thuật Công ty Auto Vina đã hướng dẫn chi tiết cách lập trình ghép nối PLC Delta với module ngõ vào / ngõ ra Analog DVP06XA-S. https://www.dailybientandelta.com/2013/04/lap-trinh-plc-delta-voi-module-analog.html
Trong bài viết này, Auto Vina xin dựng lại thành clip hướng dẫn lập trình PLC Delta kết nối module DVP06XA-S hoặc DVP06XA-S2 đọc tín hiệu Analog từ đồng hồ nhiệt độ và quy đổi sang tín hiệu Digital, từ đó xuất ra tín hiệu Analog điều khiển biến tần Delta. Cấu hình phần cứng sẽ thực hành :
Trong nội dung clip và bài viết này, Auto Vina xin gửi tới quý khách hàng và các bạn đoạn code chương trình cho PLC Delta thực hiện truy xuất module DVP06XA-S với các đề bài sau :
Đọc tín hiệu 4~20mA từ đồng hồ nhiệt độ về kênh CH1 với mode -20~20mA.
Quy đổi tín hiệu số thu được từ kênh CH1 nạp sang kênh ngõ ra CH5 ở chế độ 0~10V hiển thị lên đồng hồ đo Volt điện áp DC.
Viết logic điều khiển chương trình nạp giá trị số để chuyển đổi thành tín hiệu Analog xuất ra kênh CH6 0~10V đưa sang điều khiển biến tần Delta VFD-M thay đổi tần số từ 0~50Hz. :
Nhấn nhả X0 : nạp giá trị số = 0, ngõ ra analog = 0V. Tần số biến tần = 0Hz.
Nhấn giữ X0 1 giây : nạp giá trị số = 4000, ngõ ra analog = 10V. Tần số biến tần = 50Hz.
Nhấn nhả X1 : nạp giá trị số = 1000, ngõ ra analog = 2.5V. Tần số biến tần = 12.5Hz.
Nhấn nhả X2 : nạp giá trị số = 2000, ngõ ra analog = 5V. Tần số biến tần = 25Hz.
Lập trình PLC Delta đọc tín hiệu analog từ đồng hồ và xuất tín hiệu điều khiển biến tần
Video clip thực hành :
Clip hướng dẫn lập trình PLC Delta DVP10SX11R ghép nối module Analog DVP06XA-S, DVP06XA-S2 :
Ôn tập tài liệu hướng dẫn lập trình PLC Delta ghép nối module DVP06XA-S : 1. Hình ảnh Module DVP06XA-S :
Module PLC Delta DVP06XA
2. Sơ đồ đấu nối :
Ngõ vào Analog :
Chú ý khi kết nối ngõ vào dòng điện, ngõ vào V+ và I+ phải nối chung với nhau.
Ngõ ra Analog :
3. Độ phân giải và thông số ngõ vào/ra :
Ngõ vào :
- Điện áp vào :
Giải điện áp vào : + - 10V
Giải giá trị số : + - 2000
Độ phân giải : 12bit, 1 đơn vị số tương ứng với 5mV ngõ vào
- Dòng điện vào :
Giải dòng điện vào : + - 20mA
Giải giá trị số : + - 1000
Độ phân giải : 11 bit, 1 đơn vị số tương ứng với 20uA
Ngõ ra :
- Điện áp ra :
Giải điện áp ra : 0 ~ 10V
Giải giá trị số : 0 ~ 4000
Độ phân giải : 12bit, 1 đơn vị số tương ứng với 2.5mV ngõ ra
- Dòng điện ra :
Giải dòng điện ra : 0 ~ 20mA
Giải giá trị số : 0 ~ 4000
Độ phân giải : 11 bit, 1 đơn vị số tương ứng với 5uA
4. Địa chỉ thanh ghi kết nối :
Ngoài các thanh ghi lưu trữ code thể hiện loại Module, địa chỉ và giao thức truyền thông là các thanh ghi về chế độ Analog, giá trị số ngõ vào và ra, số lượng mẫu, ...
Ở đây chúng ta thực hiện ghép nối trực tiếp PLC và Module nên chỉ cần quan tâm tới thanh ghi về giá trị điều khiển Analog, cụ thể như sau :
a. Thanh ghi số 1:
Chứa giá trị tương ứng với việc thiết lập chế độ (Mode) ngõ vào và ngõ ra Analog, gồm 16 bit :
Bit 15 - Bit 14 - Bit 13 - Bit 12 - Bit 11 - Bit 10 - Bit 9 - Bit 8 - Bit 7 - Bit 6 - Bit 5 - Bit 4 - Bit 3 - Bit 2 - Bit 1 Bit 0
Cài đặt chế độ ngõ vào: (CH1~CH4)
Mode 0: chế độ điện áp (-10V~+10V).
Mode 1: chế độ điện áp (-6V~+10V).
Mode 2: chế độ dòng điện (-12mA~+20mA).
Mode 3: chế độ dòng điện (-20mA~+20mA).
Mode 4: không sử dụng.
Cài đặt chế độ ngõ ra: (CH5~CH6)
Mode 0: chế độ điện áp (0V~10V).
Mode 1: chế độ điện áp (2V~10V).
Mode 2: chế độ dòng điện (4mA~20mA).
Mode 3: chế độ dòng điện (0mA~20mA).
Trong đó :
b11~b0 dùng để cài đặt chế độ làm việc cho 4 ngõ vào tín hiệu Analog (AD): CH1~CH4
b12~b15 dùng để cài đặt chế độ làm việc cho 2 ngõ ra tín hiệu Analog (DA): CH5~CH6
Mỗi kênh có bốn chế độ có thể được thiết lập riêng . Ví dụ: nếu cài đặt CH1 ở mode 0 (b2~b0=000),
cần phải nạp giá trị là H688. Nếu cài đặt CH5: mode 2 (b13~b12=10), CH6: mode 1 (b15~b14=01),
b12~b15 cần nạp giá trị là H5. Mặc định thiết bị là H0000.
Chú ý, các bit tính theo hệ nhị phân ( cơ số 2 ) và quy đổi thành hệ Thập lục phân - Hexa ( cơ số 16 ). Ký hiệu chữ H là chỉ số ở hệ Hexa, chữ K là hệ thập phân ( hệ cơ số 10 ).
b. Thanh ghi số 6, 7, 8, 9:
Hiển thị giá trị trung bình của ngõ vào Analog CH 1 ~ CH 4
Đây là các thanh ghi dùng để lấy trực tiếp các giá trị số đã quy đổi từ ngõ vào Analog và đã được xử lý lấy mẫu và chia giá trị trung bình.
c. Thanh ghi số 10, 11:
Thanh ghi dùng để nạp giá trị số cho ngõ ra CH5 ~ CH6, phạm vi thiết lập là K0 ~ K4000. Mặc định là K0.
Ứng với giá trị số nạp vào, ngõ ra sẽ có mức tín hiệu Analog tương ứng theo chế độ đã cài đặt ở thanh ghi 1.
d. Thanh ghi số 18, 19, 20, 21:
Thanh ghi dùng để hiệu chỉnh độ lệch tín hiệu ngõ vào CH1 ~ CH4. Thiết lập mặc định ban đầu là K0.
Điện áp: phạm vi thiết lập là K-1000 ~ K1000
Dòng điện: phạm vi thiết lập là K-1000 ~ K1000
e. Thanh ghi số 22, 23:
Thanh ghi dùng để hiệu chỉnh độ lệch tín hiệu ngõ vào CH5 ~ CH6. Thiết lập mặc định ban đầu là K0.
Phạm vi thiết lập là K-2000 ~ K2000
f. Thanh ghi số 24, 25, 26, 27:
Thanh ghi dùng để hiệu chỉnh độ khuếch đại tín hiệu ngõ vào CH1 ~ CH4. Thiết lập mặc định ban đầu là K1000.
Điện áp: phạm vi thiết lập là K-800 ~ K4000
Dòng điện: phạm vi thiết lập là K-800 ~ K2600
g. Thanh ghi số 28, 29:
Thanh ghi dùng để hiệu chỉnh độ khuếch đại tín hiệu ngõ vào CH5 ~ CH6. Thiết lập mặc định ban đầu là K2000.
Phạm vi thiết lập là K-1600 ~ K8000
Chú ý
Các thanh ghi ở mục d,e,f,g dùng để hiệu chỉnh lại đường đặc tính ngõ vào ra. Hay chính là thiết lập lại dải tín hiệu Analog ngõ vào ra.
Ví dụ về Gain và Offset ( độ khuếch đại và độ lệch ):
- Giả sử ở chế độ Mode 0 của ngõ vào :
Theo mục avề thanh ghi số 1, ta có dải tín hiệu ngõ vào Mode 0 sẽ là :
-10V ~ +10V <=> K-2000 ~ K2000
=> Đường đặc tính tín hiệu ngõ vào là đường thẳng từ đi qua các điểm : ( -10;-2000 ), ( 10;2000 ).
=> Giá trị số = K200 * giá trị điện áp ngõ vào
Y=200*X
Từ đó ta có đường đặc tính theo đồ thị hàm số trên, điểm Offset là điểm giao nhau giữa đường đặc tính và trục điện áp X, điểm Gain là điểm có giá trị số Y = K1000
=> Offset (0;0), Gain ( 5;1000)
- Ngược lại để có chế độ Mode 1: chế độ điện áp (-6V~+10V). Đường đặc tính tín hiệu ngõ vào là đường thẳng từ đi qua các điểm : (-6;-2000) , ( 10;2000).
=> Giá trị số = K250 * giá trị điện áp ngõ vào - K500
Y=250*X - 500
Từ đó ta có đường đặc tính theo đồ thị hàm số và cũng tính điểm Offset là điểm giao nhau giữa đường đặc tính và trục điện áp X, điểm Gain là điểm có giá trị số Y = K1000
=> Offset (2;0), Gain ( 6;1000)
Tương tự với ngõ ra dòng điện, ta có đồ thị như hình bên dưới:
=> Với mỗi một dải tín hiệu Analog thực tế nào đó nằm trong giới hạn cho phép của kênh Analog trên Module, chúng ta đều có thể điều chính tương ứng với 2 mức giá trị số của Module.
- Các Module đặc biệt như Module Analog sẽ được tự động hoàn toàn định địa chỉ theo thứ tự gần với PLC nhất. Và tính từ K0 ~ K7. Chi tiết xem hình dưới đây :
Trong hình có sử dụng CPU DVP10SX và Module DVP-06XA, DVP-04AD
Theo thứ tự ta có: địa chỉ của Module DVP-06XA là 0, địa chỉ của Module DVP-04AD là 1.
Tối đa có thể lên tới 8 Module.
6. Cấu trúc lệnh kết nối dữ liệu tới địa chỉ thanh ghi của Module :
a. Lệnh viết dữ liệu : TO
- Cấu trúc lệnh:
| TO | m1 | m2 | S | n |
Trong đó :
+ TO là tên lệnh
+ m1 là địa chỉ của Module theo thứ tự như mục số 5 đã nêu trên.
+ m2 là địa chỉ của thanh ghi cần kết nối tới, hay chính là chỉ số thanh ghi ở mục 4 đã nêu trên.
+ S là dữ liệu để viết vào thanh ghi. S có thể là hằng số hoặc dữ liệu dạng thanh ghi data trong PLC.
+ n là số thanh ghi được viết trong lệnh, tính từ địa chỉ m2.
- Cách viết lệnh:
Trong cửa sổ lập trình, gõ trực tiếp câu lệnh theo cấu trúc trên. Xem ví dụ dưới đây :
- Ví dụ thực hiện lệnh TO để thiết lập chế độ ngõ vào / ra cho các kênh Analog :
Giả sử Module DVP06-XA được kết nối vào vị trí 0 như trên mục số 5, và chúng ta muốn thiết lập chế độ ngõ vào điện áp +-10V và chế độ ngõ ra dòng điện 0~20mA cho tất cả các kênh ngõ vào/ ra, ta có giá trị các bit như sau:
b15~b0 = 00 00 011 011 011 011 011 = H6DB
Và câu lệnh sẽ là :
| TO | K0 | K1 | H6DB | K1 |
Kết quả :
Sau khi PLC RUN, bit M1002 sẽ ON và nạp giá trị H6DB xuống thanh ghi chế độ Analog cho Module. Và việc thiết lập này chỉ cần thực hiện 1 lần duy nhất trong chương trình PLC trước khi sử dụng các công việc liên quan đến Analog.
b. Lệnh đọc dữ liệu : FROM
- Cấu trúc lệnh:
| FROM | m1 | m2 | D | n |
Trong đó :
+ FROM là tên lệnh
+ m1 là địa chỉ của Module theo thứ tự như mục số 5 đã nêu trên.
+ m2 là địa chỉ của thanh ghi cần kết nối tới, hay chính là chỉ số thanh ghi ở mục 4 đã nêu trên.
+ D là dữ liệu lưu kết quả giá trị sau khi đọc từ Module lên. D là các dạng dữ liệu kiểu thanh ghi trong PLC.
+ n là số thanh ghi sẽ đọc lên trong lệnh, tính từ địa chỉ m2.
- Cách viết lệnh:
Trong cửa sổ lập trình, gõ trực tiếp câu lệnh theo cấu trúc trên. Xem ví dụ dưới đây :
- Ví dụ thực hiện lệnh FROM để đọc giá trị các kênh kênh Analog ngõ vào :
Chúng ta vẫn giả sử theo ví dụ trên là Module DVP06-XA được kết nối vào vị trí 0 như trên mục số 5. Địa chỉ các thanh ghi lưu giá trị số sau khi biến đổi giá trị từ tín hiệu Analog ngõ vào và được xử lý tính toán trung bình là : thanh ghi 6, 7, 8, 9. Chi tiết địa chỉ thanh ghi, lập trình viên coi lại mục số 4 ở trên hoặc xem trong tài liệu đi kèm thiết bị.
Để đơn giản, chúng ta xem ví dụ đọc từng thanh ghi 1, với thanh ghi số 6 ta sẽ viết câu lệnh sau :
Trong đó, D150 là thanh ghi Data trên PLC được chọn làm nơi lưu kết quả của thanh ghi số 6 dưới Module Analog.
Làm tương tự với các thanh ghi còn lại, ta có đoạn chương trình đọc dữ liệu từ Module như sau :
Bit M1000 là bit trạng thái Run của PLC, khi PLC có lệnh RUN, các lệnh trên sẽ được thực hiện liên tục theo chu kỳ xử lý lệnh của PLC, kết quả sẽ được lưu vào các thanh ghi trong câu lệnh :
Như vậy, chúng ta đã có thể truyền và nhận dữ liệu từ Module Analog, bây giờ các dữ liện đã có trên bộ nhớ của PLC, việc còn lại là xử lý tín hiệu và đưa ra kết quả cho các đoạn chương trình điều khiển thực hiện.
Cảm ơn quý khách hàng và các bạn đã ghé thăm Website của Auto Vina ! Xin chào và hẹn gặp lại quý khách !